top of page

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO 2022



Tham khảo ngay bảng chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh từ 0 - 18 tuổi chuẩn WHO giúp ba mẹ theo dõi quá trình lớn lên và phát triển của con theo từng giai đoạn, nhằm đảm bảo con yêu phát triển bình thường và khỏe mạnh, nâng đỡ con trong những năm tháng đầu đời.

Ngay từ lúc sinh ra, trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình từ 2,9 - 3,8kg. Qua những ngày tháng bé mẹ, ăn dặm... Bé sẽ phát triển từ thể chất đến chiều cao và cân nặng. Theo chuyên gia, bác sĩ Phan Thanh Dần – Cố vấn sức khỏe tại chiaki, chiều cao cân nặng chuẩn của nam và nữ không giống nhau và cho thấy sự khác biệt rõ rệt theo từng giai đoạn phát triển và lớn lên của trẻ.

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam trong những năm đầu tiên

  • Trẻ 1 tháng tuổi: Bé trai nặng 4.5kg dài 54.7cm, bé gái nặng 4.2 kg dài 53.7cm.

  • Trẻ 2 tháng tuổi: Bé trai nặng 5.6 kg dài 57.9cm, bé gái nặng 5.1kg dài 57.1cm.

  • Trẻ 3 tháng tuổi: Bé trai nặng 6.4kg dài 60.8cm, bé gái nặng 5.8kg dài 59.8cm.

  • Trẻ 4 tháng tuổi: Bé trai nặng 7kg dài 63.9cm, bé gái nặng 6.4kg dài 62.1 cm.

  • Trẻ 5 tháng tuổi: Bé trai nặng 8.3kg dài 69.2cm, bé gái nặng 7.6 kg dài 67.3 cm.

  • Trẻ 6 tháng tuổi: Bé trai nặng 8.6 kg dài 70.6 cm, bé gái nặng 7.9 kg dài 68.7 cm.

  • Trẻ 7 tháng tuổi: Bé trai nặng 8.9kg dài 72cm, bé gái nặng 8.2 kg dài 70.1cm.

  • Trẻ 8 tháng tuổi: Bé trai nặng 9.2kg dài 73.3cm, bé gái nặng 8.5 kg dài 71.5 cm.

  • Trẻ 9 tháng tuổi: Bé trai nặng 9.4kg dài 74.5cm, bé gái nặng 8.7 kg dài 72.8 cm.

Bảng tăng trưởng chiều cao cân nặng chuẩn của nam và nữ từ 0 - 10 tuổi

1. Đối với trẻ mới sinh

Theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh được thống kê năm 2021, trung bình, trẻ mới sinh dài khoảng 50cm, nặng 3.3kg, chu vi vòng đầu là 34.3cm (Đối với bé trai) và 33.8cm (Đối với bé gái).

2. Đối với trẻ từ lúc chào đời – 4 ngày tuổi

Thời điểm này, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm từ 5 - 10% so với lúc mới sinh do bé bị mất nước và dịch cơ thể khi bé đi tiểu và đi ngoài.

3. Đối với trẻ từ 5 ngày – 3 tháng tuổi

Trong khoảng thời gian này, mỗi ngày trẻ sơ sinh sẽ tăng trung bình khoảng 15 - 28g và thường sau 2 tuần, bé sẽ trở lại cân nặng như lúc vừa mới sinh.

4. Đối với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn mà cứ mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Sau nửa năm, cân nặng của bé sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.

5. Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng

Trung bình mỗi tháng trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g. Đối với các bé bú sữa mẹ nguyên sơ, trọng lượng cơ thể sẽ tăng ít hơn 500g. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu vận động, tò mò với mọi thứ xung quanh, các cơ vận động liên tục làm tiêu tốn Calo. Trước khi tròn 1 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ rơi vào khoảng 72 - 76cm, cân nặng tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh.

6. Đối với trẻ từ 1 tuổi (tuổi tập đi)

Đây là giai đoạn bé tăng trưởng và phát triển chậm và ổn định, cân nặng sẽ tăng lên khoảng 225g/tháng, chiều cao tăng lên 1 – 1.2cm.

7. Đối với trẻ 2 tuổi

Khi được 2 tuổi, trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm, cân nặng tăng thêm 2.5kg so với khi 2 tuổi.

8. Đối với trẻ từ 3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo)

Đến tuổi đi mẫu giáo, lượng mỡ trên mặt trẻ giảm bớt, nhẹ nhõm hơn, chân tay bắt đầu phát triển, dài ra, khiến bé trông rắn rỏi và cao lớn hơn.

9. Đối với trẻ từ 5 –15 tuổi

Từ 5 – 15 tuổi là “thời điểm vàng” để các bé tăng trưởng và phát triển về chiều cao cân nặng. Bên cạnh bảng đo cân nặng tiêu chuẩn, cha mẹ nên chú ý đến chỉ số BMI, chỉ cần lấy cân nặng của trẻ chia cho bình phương chiều cao là ra.

10. Đối với trẻ từ 15 –18 tuổi

Đây là thời điểm các bé bước vào độ tuổi dậy thì, chiều cao và cân nặng được định hình và ổn định. Nếu chỉ số BMI < –2SD: Trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, cần bổ sung thêm dinh dưỡng. Nếu chỉ số chiều cao tính theo tuổi < –2SD: Trẻ mới chỉ đạt ≈ 90% mức phát triển bình thường, cơ thể đang bị suy dinh dưỡng.

Xem thêm sản phẩm có mặt trên các nền tảng khác:

94 views0 comments
bottom of page